Kính Chào Qúy Vị Đến Diễn Đàn Hội Thánh Phục Quyền.

Thông báo
Làm sạch tất cả

GHI ƠN QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

Thanh Liem
(@thanh-liem)
Thành Viên

 
Bách Việt - Đại Việt
 
Tổ tiên người Việt chúng ta biết dã tâm của các triều đại Trung Hoa muốn chôn vùi cái tên Bách Việt mãi mãi để họ có thể đường đường chính chính chiếm giữ di sản của nền văn minh đó gộp vào cái gọi là nền văn minh Trung Hoa ”vĩ đại”. Tổ tiên chúng ta cũng biết “Trung Quốc” sẽ không bao giờ từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam, hậu duệ chính danh của nền văn minh Bách Việt trong quá khứ nên luôn luôn nhắc nhở con cháu phải đề cao cảnh giác. Tổ tiên người Việt cũng biết sẽ có ngày chính con cháu người Việt sẽ bị Hán Sử lừa gạt để tin rằng Việt Nam và Bách Việt không liên quan đến nhau, và rằng chúng ta cũng chỉ là một chủng của người Hán.
 
Vậy nên, cách để tiền nhân chúng ta giúp con cháu khắc ghi rõ ràng nhất về nguồn cội và văn hóa của mình là việc đặt tên Quốc Hiệu. Không phải ngẩu nhiên ông cha ta đã chọn quốc hiệu là “Đại Việt”. Tên gọi này chính thức có từ thời kỳ vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072), vua thứ 3 của Nhà Lý.
 
Trước đó kể từ thời kỳ trị vì của Đinh Bộ Lĩnh, quốc hiệu là Đại Cồ Việt cũng có nghĩa là “rất lớn”. Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, bắt đầu từ thời vua Lý Thánh Tông đến thời vua Gia Long (1054 – 1804).
 
Tên gọi Đại Việt được dùng làm quốc hiệu trong thời kỳ cai trị của các chính quyền nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn. Trong quá trình này, tên gọi chính thức Đại Việt bị gián đoạn ngắn ngủi một lần 27 năm vào thời nhà Hồ và thời thuộc Minh (1400 – 1427).
 
Rõ ràng Tổ Tiên muốn nhắn gửi một điều không phải bàn cãi rằng chúng ta là người Việt, mà không phải người Việt bình thường mà là Đại Việt. Tại sao lại chọn chữ Đại, bởi Ông Cha chúng ta nhận thức đươc ngày xưa Bách Việt là một đại chủng bao gồm nhiều bộ tộc như U Việt, Ngô Việt, Mân Việt, Âu Việt, Lạc Việt… trong nền Cộng Hòa Liên Bang Bách Việt thời các Vua Hùng.
 
Dưới áp lực của các triều đại du mục Phương Bắc, các Tộc Bách Việt một phần đã phải lùi dần về Phương Nam cố thủ, và vùng đất quần cư cuối cùng hiện nay là Việt Nam. Dùng tên gọi nhóm Việt sẽ không thể bao hàm được hết ý nghĩa của sự tụ cư này, vậy nên dùng chữ Đại là hợp lý nhật. Nó vừa bao hàm Việt Nam là nơi tập trung được tinh hoa của Bách Việt, nó cũng cho thấy đây là nơi tập trung của các nhóm Bách Việt kiên cường và bất khuất nhất ! Từ “Đại” là sự tập hợp mang tính thống nhất của các tộc Việt là một cách nói giản thể của “Tinh Hoa Bách Việt”.
 
Vậy nên việc người “Trung Quốc” và một số thành phần “Xác Việt Hồn Tàu” cố tình tách Việt Nam ra khỏi ”Văn Minh Bách Việt” là một mưu mô hết sức thâm hiểm đầy thủ đoạn.
 
Hiện nay đa phần các nhóm Tộc Việt ở lại “Trung Quốc” đã hàng ngàn năm bị giặc “Hán Hóa”, đã phải thay tên đổi họ và dần bị đứt quãng với gốc Bách Việt của mình mà dần quên cội nguồn. Chỉ có người Việt Nam với cội rễ liền mạch từ thời kỳ Thần Nông Viêm Đế, cho tới Đế Minh, Kinh Dương Vương rồi tới Lạc Long Quân Âu Cơ, tới thời đại Hùng Vương, chủng tộc xuyên suốt là Đại Chủng Việt.
 
Lãnh thổ xuyên suốt từ Huyền Sử tới Lịch Sử là phần lãnh thổ bao la của nước Xích Quỷ, Nước Văn Lang từ bờ Nam sông Dương Tử Hồ Bắc Hồ Nam Tam Hiệp xuôi Nam qua Ngũ Lĩnh Quảng Đông Quảng Tây, xuôi Nam tới sông Hồng là có quyền thừa kế chính tông nền Văn Minh và Văn Hóa Lúa Nước của Đại Chủng Bách Việt; là truyền thừa 5000 các nền văn hóa Lương Chử và Đông Sơn.
 
Hiểu được điều này mới thấy tại sao “Nhà Nước Trung Hoa” muốn chôn vùi chủ đề “Bách Việt”, tại sao Hán Sử luôn xuyên tạc về tộc Việt; tại sao “Nhà Nước Trung Hoa” luôn muốn áp đặt Việt Nam thành một giống dân ở Đông Nam Á không có liên quan gì đến Bách Việt.
 
Phải hiểu được điều này mới thấy tổ tiên ta lại đặt tên nước là Đại Việt nhằm giữ liền mạch với Đại Chủng Bách Việt khi xưa; nối liền mạch “Huyền Sử” khi xưa với “Lịch Sử” ngày nay… (Thái Tử Sin TV)
 
Trong bối cảnh liền mạch như thế chúng ta mới thấy dã tâm của Sử Hán khi viết rằng: Hai Bà Trưng nổi loạn ở vùng sông Hồng, mà chính xác là: Trưng Nữ Vương thống lãnh toàn bộ binh lực của Nhà Nước Lĩnh Nam Bách Việt, hậu thân của Nước Văn Lang Bách Việt thời các Vua Hùng đứng lên đánh đuổi nhà Đông Hán dành Độc Lập Tự Chủ cho Đại Tộc Bách Việt. Bà xứng đáng với danh hiệu “Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam”.
 
Trong bối cảnh liền mạch như thế chúng ta mới thấy HCM và Đảng CSVN là loài dun dế cúi đầu gọi giặc Hán là cha, phủ phục dưới chân Hán Tập nhận vòng kim cô 4 Tốt 16 Chữ Vàng.
 
Trong bối cảnh liền mạch như thế chúng ta cần Hoa Kỳ & Thế Giới Tự Do cắt đứt các vòi bạch tuộc của đảng CS Tàu đang khống chế và tha hóa thế giới về mọi mặt tạo cơ hội cho người Việt Nam thêm động năng trong nỗ lực “Diệt Cộng Thoát Trung” của Dân Tộc Việt Nam hiện nay để xứng đáng thừa kế nền Văn Minh Văn Hóa của Đại Chủng Bách Việt
 
Lạc Việt
April 9, 2022
 
THỜI ÐẠI HÙNG VƯƠNG LÀ CÓ THẬT
 
Trong tác phẩm "Cultural Frontiers in Ancient East Asia" của William Watson viết về những đồ vật đào lên tại tỉnh Hồ Nam thì tháng 2 năm 1971, các nhà khảo cổ tìm được ở Liu-ch'êng-ch'iao Trường Sa thuộc vùng Hồ Nam một cái Qua còn nguyên vẹn. Cái Qua là vũ khí độc đáo của tộc Việt và đặc biệt là “Cái Qua” này có khắc tên một vị vua tên là Nhược Ngao.
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên và Xuân Thu Tả Truyện thì vị vua có hiệu là Nhược Ngao là vị vua Hùng thứ 14 tên thật là Hùng Nghi hiệu Nhược Ngao cai trị vào năm 789 trước Tây Lịch. Ðây là vị vua Hùng thứ 14 trong 18 vị Hùng vương, mà chúng ta thường gọi là 18 đời Hùng vương.
 
Như vậy, bộ Sử Ký Tư Mã Thiên và bộ Xuân Thu Tả Truyện ghi chép về vị vua Hùng thứ 14 được xác nhận bởi kết quả khảo cổ đã xác minh thời đại Hùng Vương có thật trong lịch sử. Sự tích Ngọc Phả Truyền Thư ghi rõ chi Hùng Vương thứ 14 là chi Kỷ gồm 4 đời vua từ năm 807 TDL tới 718 TDL.
 
Theo những nguồn sử liệu thì thời đại Hùng Vương gồm 18 đời kể từ khi Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 TDL và chấm dứt vào đời Hùng Duệ Vương 258 TDL. Như vậy thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm, tính ra trung bình mỗi đời Vua trị vì khoảng 150 năm. Ðể giải thích sự kiện lịch sử này, các nhà sử học Mác Xít viết sử theo nghị quyết của đảng Cộng sản đã nhất loạt kéo lùi lịch sử cho phù hợp với sử quan Ðại Hán và đế quốc Trung Cộng bây giờ là nước Văn Lang chỉ mới thành lập vào đời Chu Trang Vương (696-682TCN). Việc làm này phù hợp với những gì Tiền Hy Tộ sửa đổi trong Ðại Việt Sử Lược để hợp thức hóa việc Hán tộc xâm lăng rồi sát nhập các nước Việt vào lãnh thổ Trung Quốc.
 
Nguyễn Như Ðỗ thời vua Lê Thánh Tôn ghi lại công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về “Hùng Vương Sự Tích Ngọc Phả Cổ Truyện” cho thấy thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 47 đời vua. Theo bản “Hùng Vương Ngọc Phả” thì đời vua Chữ Hán là "Thế", "Thế" không phải chỉ một đời vua mà là một dòng vua, một triều đại gồm nhiều đời vua. Riêng chi thứ 18, chi cuối cùng của thời đại Hùng Vương gồm 3 đời vua trị vì suốt 150 năm. Hiện ở Ðình Tây Ðằng, huyện Ba Vì tỉnh Vĩnh Phú còn thờ bài vị "Tam Vị Quốc Chúa", chi này chấm dứt năm Quý Mão 258 TDL vào cuối đời Chu. Mỗi dòng vua được xếp theo thứ tự bát quái và thập can như sau: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Ðoài và Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
 
Theo sự tích Ngọc Phả Truyền Thư thì thời Hùng Vương gồm 47 đời vua theo thứ tự sau:
 
1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép: “Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của nước Ðại Việt ta, cùng với Ðế Nghi ở Phương Bắc lên ngôi năm 2879 TDL”. Kinh Dương Vương huý Lộc Tục, sinh năm Nhâm Ngọ 2919 TDL, lên ngôi năm 41 tuổi, trị vì 86 năm từ Nhâm Tuất 2879 TDL đến Ðinh Hợi 2794 TDL.
 
2. Chi Khảm: Lạc Long Quân húy Sùng Lãm tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn 2825 TDL lên ngôi năm 33 tuổi. Chi này kéo dài 269 năm từ Mậu Tý 2793 đến Bính Thìn 2525 TDL. Thời kỳ này được truyện cổ tích họ Hồng Bàng truyền kỳ gọi là huyền sử Rồng Tiên.
 
3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân từ 2524 đến 2253 TDL dài 271 năm. Thời kỳ này theo truyền thuyết thì mẹ Âu dẫn 50 con ở lại vùng cao rồi cùng nhau suy cử người con trưởng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng vương đóng đô ở Châu Phong. Thời kỳ này cũng chính là thời kỳ Hoàng Ðế diệt Li-Vưu thủ lĩnh của Tam Miêu ở phương Nam và Du Võng của dòng Thần Nông Phương Bắc.
 
4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương húy Hùng Bửu Lang, sinh năm 2254 TDL, chi này kéo dài 342 năm.
 
5. Chi Tốn: Hùng Hi Vương húy Bảo Long sinh năm 2030 TDL, lên ngôi năm 59 tuổi, chi này kéo dài 200 năm.
 
6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm 1740 TDL, chi này gồm 2 đời vua, kéo dài 81 năm.
 
7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm 1659 TDL, lên ngôi năm 12 tuổi, gồm 5 đời vua, dài 200 năm.
 
8. Chi Ðoài: Hùng Vĩ Vương, húy VĂN LANG, sinh năm 1469 TDL lên ngôi năm 31 tuổi, chi này gồm 5 đời vua, cả thảy là 100 năm. Thời kỳ này, truyền kỳ lịch sử kể rằng giặc Ân sang đánh nước ta bị Phù Ðổng Thiên vương đánh cho tan tác. Sử Tàu ghi là đời Cao Tông triều Ân đánh nước Quỷ Phương 3 năm đóng quân ở đất Kinh.
 
9. Chi Giáp: Hùng Ðịnh Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm 1375 TDL, lên ngôi năm 45 tuổi. Chi này gồm 3 đời vua, kéo dài 80 năm.
 
10. Chi Ất: Hùng Uy Vương húy Hoàng Long Lang, sinh năm 1287 TDL, lên ngôi năm 37 tuổi, gồm 3 đời vua dài 90 năm.
 
11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương húy Hưng Ðức Lang, sinh năm 1211 TDL, lên ngôi năm 51 tuổi. Chi này gồm 4 đời vua kéo dài 107 năm.
 
12. Chi Ðinh: Hùng Vũ Vương húy Ðức Hiền Lang, sinh năm 1105 TDL, lên ngôi năm 52 tuổi, gồm 3 đời vua, dài 96 năm.
 
13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm 982 TDL, lên ngôi năm 23 tuổi, chi này gồm 5 đời vua, kéo dài 105 năm.
 
14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm 894 TDL, lên ngôi năm 42 tuổi, gồm 4 đời vua, dài 89 năm.
 
15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Chiêu Lang, sinh năm 748 TDL, lên ngôi năm 35 tuổi, chi này gồm 3 đời vua, kéo dài 94 năm. Thời kỳ này là thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc.
 
16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương, húy Ðức Quân Lang, sinh năm 712 TDL, lên ngôi năm 53 tuổi, chi này gồm 3 đời vua, kéo dài 92 năm. Hùng Triều Ngọc Phả, Thần Phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc ghi rõ là đến đời Hùng Vương thứ 16 là Hùng Tạo Vương húy Ðức Quân Lang dời đô xuống Phong Châu Thượng. Hùng Tạo Vương (660TDL đến 569 TDL) ngang với Chu Linh Vương thời Ðông Chu. Sử quan triều Thanh là Tiền Hy Tộ đã đổi tên Ðại Việt Sử Lược là Việt Sử Lược sau khi sửa đổi nội dung, xuyên tạc ý nghĩa lập quốc và kéo lùi niên đại thành lập nước Văn Lang.
 
17. Chi Nhâm: Hùng Nghi Vương, húy Bảo Quang, sinh năm 576 TDL, lên ngôi năm 9 tuổi, gồm 4 đời vua, dài 160 năm.
 
18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, húy Huệ Vương Lang, sinh năm 421TDL, lên ngôi năm 14 tuổi, chi này gồm 3 đời vua, kéo dài 150 năm. Hiện ở Ðền Hùng còn bài vị thờ "Tam Vị Quốc Chúa".
 
Như vậy, theo Nguyễn Như Ðỗ thời vua Lê Thánh Tôn ghi lại công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về “Hùng Vương Sự Tích Ngọc Phả Cổ Truyện” thì thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 47 đời vua. Theo bản “Hùng Vương Ngọc Phả” thì đời vua Chữ Hán là "Thế", "Thế" không phải chỉ một đời vua mà là một dòng vua, một triều đại gồm nhiều đời vua. Riêng chi thứ 18, chi cuối cùng của thời đại Hùng Vương gồm 3 đời vua trị vì suốt 150 năm.
 
Hiện ở Ðình Tây Ðằng, huyện Ba Vì tỉnh Vĩnh Phú còn thờ bài vị "Tam Vị Quốc Chúa", chi này chấm dứt năm Quý Mão 258 TDL vào cuối đời Chu. thực ra là 18 chi, mỗi chi gồm nhiều đời vua Hùng. Nếu tính từ thời Ngô Quyền giành độc lập năm 938 đến Bảo Ðại vị vua cuối cùng đời Nguyễn 1945 thì có 10 triều đại Ngô, Ðinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn gồm 68 vị vua trị vì 1007 năm thì trung bình, mỗi vị vua trị vì gần 15 năm. Như vậy, chúng ta phải hiểu 18 đời ở đây là 18 chi, 18 triều đại và mỗi triều đại gồm nhiều đời vua, tất cả là 47 đời vua Hùng trị vì 2.622 năm.
 
GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
 
Hàng năm cứ vào ngày mồng mười tháng ba Âm lịch, nhân dân cả nước nô nức kéo về đền Hùng để dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương, người khai mở nước Văn Lang xa xưa của Việt tộc. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã đi vào tâm thức Việt như một nguồn suối tâm linh làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Việt.
 
Ngay tự thuở xa xưa, người Việt cổ đã có một đời sống tâm linh siêu vượt. Người Việt cổ đã sớm nhận thức được cuộc sống thường nhật để tìm ra lẽ sống của cả một đời người nên không chỉ tin vào thần thánh mà còn tin vào chính con người. Chính vì vậy, từ xa xưa người Việt ngoài việc thờ cúng thần linh giúp cho cuộc sống còn thờ cả nhân thần là những người khi còn sống đã giúp dân giúp nước, giúp ích cho địa phương. Ðặc biệt người Việt có truyền thống thờ cúng Tổ tiên, ông bà cha mẹ là những người trực tiếp sinh đẻ ra mình, nuôi dưỡng mình thành người. Ngay cả ông Trời, đối với người Việt là cư dân sống bằng nghề nông nên tôn thờ ông trời đã ban cho những giọt nước mưa tưới xuống đất để hạt giống nảy mầm, cây cối đâm chồi nảy lộc. Ông trời được dân gian Việt kêu cầu đến “Trời ơi” mỗi khi gặp sự đau buồn, dân gian còn nhân cách hoá ông trời thân thương từ chân trời, lưng trời đến mặt trời. Người Việt tôn kính Ông Trời nhưng nếu cần thì sẵn sàng bắc thang lên hỏi ông trời, chứ không thần thánh hoá kiểu Hán tộc là có một ông Ngọc Hoàng Thượng đế toàn quyền ban phát, toàn quyền sinh sát trên thượng giới và cả ở dưới trần gian nữa.
 
Một nhà Việt Nam học người Pháp Léopold Cadière đã nhận định về tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt Nam như sau: “Với người Việt, Trời không phải là một vị thần, ít nhất là trong quan niệm dân gian. Ðó là ông Trời, đấng hình như thuộc về thế giới siêu việt. Hoàng đế tế trời một cách trọng thể còn dân gian thì cầu trời, kêu trời hàng ngày bằng ngôn ngữ thông thường. Ý niệm trời thấm sâu vào tâm tư người Việt và được biểu lộ thường xuyên mỗi ngày qua ngôn ngữ một cách minh nhiên đến nỗi ta không thể thấy rằng ý niệm trời chính là một nguyên lý cơ bản và cao cả nhất đối với đời sống tín ngưỡng của người Việt”.
 
Trong khi đó, phương Tây với nền văn minh hết duy thần, duy linh, duy tâm, duy lý rồi duy vật thái quá khiến con người cảm thấy bất an nên thường đặt ra những vấn nạn như chúng ta từ đâu đến rồi chết sẽ đi về đâu? Chính những câu hỏi xa vời không bao giờ giải đáp được nên con người trở nên vô thần hoặc phải tìm đến tôn giáo chấp nhận một cách vô thường.
 
Với niềm tin đơn giản chân chất của người Việt cổ thì Tổ Tiên, ông bà cha mẹ đã sinh ra mình chứ không phải do một thần linh nào từ trên trời. Chính vì thế phải biết ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục mình nên người. Bổn phận con người là phải hiếu thảo với cha mẹ, anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau vì cùng một mẹ mà ra. Huyền thoại Rồng Tiên với Bố Lạc mẹ Âu của Việt tộc, chúng ta cùng một bào thai mẹ Âu, trăm họ cũng cùng từ một gốc Bố Rồng mẹ Tiên mà ra cả. Trên thế giới duy nhất chỉ có dân tộc ta mới có hai chữ “Ðồng bào”, chúng ta cùng một bào thai mẹ sinh ra nên đối với mọi người, chúng ta cũng dùng tình thân mà đối xử, mới gọi nhau là bà con cô bác như trong một nhà vậy.
 
Người Việt có một đời sống tinh thần tâm linh sâu thẳm, thể hiện tình cảm thiêng liêng cao cả mà không một dân tộc nào có được. Ðạo lý làm người dạy chúng ta rằng khi sống là phải biết tri ân thờ cúng ông bà cha mẹ để mai này khi ta có chết đi thì cũng về với ông bà cha mẹ mà thôi. Từ việc hiếu thảo thờ cúng cha mẹ, ông bà tiên tổ đến ý thức tôn thờ Quốc tổ Hùng Vương, ông Tổ của dòng giống cùng với các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá đã hun đúc ý thức cao độ về lòng yêu nước thương nòi. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tôn thờ nhân thần và đạo thờ cúng ông bà vẫn còn được trân trọng bảo lưu, đó chính là bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc và cũng là đạo lý làm người của Việt tộc. Truyền thống cao đẹp này trải qua hàng ngàn năm lịch sử vẫn thấm đậm trong lòng dân tộc với bao thăng trầm biến đổi của dòng vận động lịch sử. Cho tới nay và mãi mãi về sau, hàng hàng lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam vẫn tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc với tất cả lòng hãnh diện tự hào Việt Nam.
 
Tự xa xưa, tiền nhân ta đã chọn ngay mồng mười tháng ba là ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Tháng ba là tháng Thìn, tháng của bố Rồng và ngày mười là ngày của mẹ Tiên nên tiền nhân đã giỗ quốc Tổ vào ngày mồng 10 tháng 3 hàng năm.15 Ðền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh còn có tên là Núi Cả, ngọn núi cao nhất 175 mét trong quần thể 100 ngọn núi ở Vĩnh Phú. Theo Hùng triều Ngọc phả, Thần phả xã Tiên Lát huyện Việt Trì tỉnh Hà Bắc thì đến đời Hùng Vương thứ 16 là Hùng Tạo Vương huý Ðức Quân Lang mới dời đô xuống Phong Châu. Hùng Tạo Vương trị vì từ năm Tân Dậu 660 TDL đến năm Nhâm Thìn 569 TDL ngang với thời Chu Linh Vương đời Ðông Chu. Lĩnh Nam Trích Quái chép rằng đến đời vua Hùng thứ 18 mới dời đô xuống Việt Trì, Phú Thọ ở Bắc Việt Nam.
 
Ðền Hùng gồm Ðền Hạ, Ðền Trung, Ðền Thượng với Lăng vua Hùng. Từ dưới đi lên qua cổng Ðền cao 8m1, nóc cổng hình dáng tám mái, hai bên là phù điêu hình 2 võ sĩ cầm đao và chùy bảo vệ đền. Khách hành hương chỉ bước lên 225 bậc đá là lên đến đền Hạ. Tương truyền nơi đây mẹ Âu đã sinh ra bọc trăm trứng sau nở thành trăm người con trai. Bước thêm 168 bậc thang đá là đến Ðền Trung toạ lạc ngang sườn núi Nghĩa Lĩnh, theo tương truyền thì đây là nơi Lang Liêu đã gói bánh dày bánh chưng dâng vua cha để cúng tiên tổ nhân ngày Tết. Chính tại nơi đây, vua Hùng thường hội các Lạc Hầu Lạc Tướng để bàn việc nước.
 
Ðền Trung thờ phượng các vua Hùng và dòng dõi, có cả bệ thờ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngay ở gian giữa đền Trung treo bức đại tự “Hùng Vương Tổ miếu” nghĩa là miếu thờ Tổ Hùng Vương. Gian bên phải treo một bức đại tự “Triệu Tổ Nam bang” nghĩa là Tổ muôn đời của nước Nam, gian bên trái treo bức “Hùng Vương Linh tích” nghĩa là Huyền tích linh thiêng của vua Hùng. Bước thêm 132 bậc thang đá nữa là tới đền Thượng. Ðền Thượng có 4 nếp nhà: Nhà chuông trống, nhà Ðại Bái, nhà Tiền Tế, Cung thờ. Trên vòm cung cửa chính ra vào được trang trí phù điêu hình 2 vệ sĩ phương phi làm nổi bật bức hoành phi 4 chữ “Nam Việt Triệu Tổ”. Trong nhà Ðại bái có câu đối bất hủ:
 
Mở lối đắp nền bốn hướng non sông về một mối
Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con…
 
Trong nhà Tiền Tế đặt một Hương án trên để tráp thờ bên trong đặt một triện gỗ hình vuông có khắc 4 chữ: “Hùng Vương Tứ Phúc”. Ðặc biệt có treo một bức hoành phi trong đó có câu “Quyết sơ Dân sinh” nghĩa là cuộc sống của nhân dân là điều quyết định đầu tiên của người lãnh đạo. Ngay từ thời vua Hùng đã lấy dân làm gốc, Tất cả của dân, do dân và vì dân, còn giá trị mãi đến muôn đời.16 Bên phải đền Thượng là cột đá thề của An Dương Vương, bên trái đền Thượng là Lăng vua Hùng nhìn về hướng Ðông Nam, kiến trúc theo hình khối vuông, trên có cổ diêm 8 mái, đỉnh chóp đắp hình rồng uốn lượn nổi lên 3 chữ khắc chìm: “Hùng Vương Lăng”. Trên mỗi mặt tường đều đắp mặt hổ phù, thành bậc đắp kỳ lân, cửa chính của Lăng nổi lên 2 câu đối tri ân Quốc Tổ Hùng Vương:
 
Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Ðà …
Non nước vẫn quay về đất Tổ …
Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc …
Giống nòi còn biết nhớ mồ ông ..!
 
Hàng năm vào ngày mồng mười tháng ba là ngày lễ hội Hùng Vương được xem như Quốc lễ của cả một dân tộc. Thời xưa đích thân nhà vua đứng chủ tế với đủ nghi thức tế lễ long trọng. Lễ vật gọi là lễ Tam sinh gồm nguyên một con heo, một con bò và một con dê. Bánh chưng và bánh dày là lễ vật không thể thiếu được cũng như khi cử hành tế lễ phải có đầy đủ bộ nhạc cụ đặc biệt là chiếc trống đồng độc đáo của Việt tộc.
 
Sau phần tế lễ là phần lễ hội với cuộc rước bánh dày bánh chưng và rước cỗ chay, rước voi và cuối cùng là lễ rước kiệu bay truyền thống của dân gian các làng xung quanh vùng đất Tổ. Mỗi làng đều đem theo kiệu riêng của làng mình từ các làng do vị bô lão dẫn đầu rồi đến thanh niên trai trẻ mặc võ phục thuở xưa tay cầm đủ loại cờ quạt sắc màu rực rỡ. Tất cả tề tựu dưới chân đền chờ cử hành tế lễ tạo nên một rừng người, rừng cờ hoa với đủ sắc màu. Mọi người nô nức dự lễ hội, già trẻ rộn rã tiếng cười nhưng khi tiếng chiêng tiếng trống khai lễ thì không khí trang nghiêm u mặc bao trùm cả một vùng đất Tổ. Sau phần tế lễ rước kiệu là phần hội hè với đủ mọi trò vui chơi cho nam thanh nữ tú tham dự thưởng ngoạn. Mở đầu là cuộc thi đua thuyền truyền thống của các đội thuyền Rồng của các làng trong hồ Ðá Vao ngay cạnh chân núi. Dọc bờ hồ vòng quanh ven chân núi đủ các trò vui chơi nào là những rạp tuồng chèo, những cây đu tiên, những trò chơi dân gian như đánh cờ người, trò tung còn giữa thanh niên thiếu nữ ngày xuân, những phường hát Xoan của các nơi về tụ hội tổ chức hát Xoan với những làn điệu dân ca truyền thống mỗi độ xuân về.
 
Việt tộc là cư dân nông nghiệp nên thường tổ chức lễ tết hội hè quanh năm suốt tháng nhưng lễ hội đền Hùng là lễ hội trọng đại nhất, lớn nhất trong các lễ hội dân gian. Dự lễ hội đền Hùng chính là cuộc hành hương trở về nguồn cội dân tộc trong tâm thức mỗi con dân đất Việt. Lễ hội đền Hùng không đơn thuần là cuộc du xuân, chơi xuân với những hội hè đình đám mà để chúng ta hướng vọng về Quốc tổ Hùng Vương, người truyền thừa sự sống và khai mở đất nước Văn Lang cho tất cả chúg ta. Trên thế giới ngày nay, có lẽ chỉ có dân tộc Việt Nam có Quốc tổ để tôn thờ và có một huyền thoại Rồng Tiên đẹp như áng sử thi để chúng ta có quyền tự hào gọi nhau là đồng bào, là anh em ruột thịt cùng một mẹ sinh ra:
 
Bọc điều trăm họ thai chung,
Ðồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam…
 
Pham Tran Anh
Trích dẫn
Người bắt đầu chủ đề Đã đăng : 11/04/2022 12:04 sáng
Chia sẻ: