Kính Chào Qúy Vị Đến Diễn Đàn Hội Thánh Phục Quyền.

Thông báo
Làm sạch tất cả

MARIE CURIE VÀ BÚA RÌU DƯ LUẬN

Hoai Nhan
(@hoai-nhan)
Thành Viên
 
Có thể là hình ảnh đen trắng về 1 người
 
Cho đến nay chắc bà là nhà nữ bác học vĩ đại nhất trong lịch sử. Bà người Warshava (Ba Lan đấy, năm sinh 1867 thì lúc đó lại thuộc đế quốc Nga Sa hoàng), nhưng quãng đời hoạt động khoa học gắn chặt với đất Pháp cũng là quê chồng đầu tiên, nên coi Marie Curie là bác học Pháp không sai đâu. Một giải Nobel vật lý, một giải Nobel hoá học và là phụ nữ đầu tiên nhận được giải thưởng này điều đó nói lên tất cả về tài năng và cống hiến của bà, dù thời đó thái độ “trọng nam khi nữ” trong khoa học còn rất nặng nề. Bà là phụ nữ đầu tiên được bầu chọn vào Viện hàn lâm khoa học Pháp.
 
Thật may chúng ta còn có thể nghe giọng nói của nhân vật lịch sử ấy ở đây:
 
 
Nhưng phải hiểu để được như vậy cần vô cùng nỗ lực đấu tranh, nhất là với… Uỷ ban trao giải Nobel, cái cơ quan mà cho tới tận hôm nay một mặt thì vô cùng bảo thủ, mặt khác lại bị chính trị hoá nặng nề. Chính Marie Curie cũng bị cơ quan trao giải này hành hạ đủ đường…
 
Bà là người phát hiện ra nguyên tố poloni (tên quê hương Ba Lan của bà đấy) và radi, và có thể coi là người mở đầu cho vật lý nguyên tử, nhưng lại “dám” có mối tình với người đàn ông đã có gia đình, thế nên trở thành “tội đồ” trong con mắt của công luận. Đó là lần duy nhất trong đời bà đã nghe theo tiếng gọi của trái tim, yêu một người đàn ông hơn cả những thí nghiệm khoa học hay phát minh sáng chế…
 
Sau khi chồng là Pierre Curie chết vì bị xe ngựa đâm bà sống nhiều năm trong đau khổ, lao mình vào khoa học để tìm sự quên lãng – chồng bà đã làm quá nhiều cho người vợ cũng là đồng nghiệp. Chính bà được đề cử thay chồng trở thành giáo sư đại học Sorbonne (Paris) rồi trưởng khoa – cũng lại là người phụ nữ đầu tiên đấy. Rồi tình yêu chợt đến sau 5 năm cô độc, với một đồng nghiệp vốn là học trò cũ của chồng bà, nhà vật lý Pháp Paul Langevin.
 
“Đồ cướp chồng người!” – trong trường đại học người ta nhỏ to, thâm chí không cần che dấu sau lưng bà. Báo chí lá cải sảng khoái bàn chuyện đời tư của bà với đồng nghiệp. Có tờ báo chuyên chống Do Thái thì giật tít: “Xa lạ, trí thức và nữ quyền”. Uỷ ban giải thưởng Nobel lạnh lùng đề nghị bà đừng nên đến nhận giải thưởng. Marie trả lời còn lạnh lùng hơn: “Tôi coi rằng không có liên hệ gì giữa công việc khoa học của mình và đời sống cá nhân”. Bà đến Thuỵ Điển, ngẩng cao đầu nhận giải, chẳng hề ngại ngùng. Nhưng điều đó tốn quá nhiều năng lượng và thần kinh, ngay lập tức bà phải đi cấp cứu, các bác sĩ mất một tháng trời để giành lại cuộc sống của Marie từ tay tử thần…
 
Bà đã lấy chồng đầu không phải vì tình yêu to lớn gì, nhưng bắt buộc phải vậy: cuối thể kỷ 19 ở Warshawa phụ nữ đâu có quyền hoạt động khoa học (nhớ lại chuyện đời của Kovalevskaya cũng vậy). Bà tốt nghiệp phổ thông với huy chương vàng… rồi đi làm bảo mẫu. Bà và người chị gái đã tương trợ nhau như vậy: lúc đầu Marie đi làm nuôi chị gái đi học y khoa ở Paris, rồi sau đó cô chị đi làm để nuôi Marie đi học. Năm 1881 cô thi đỗ vào trường đại học ở Paris, thay đổi tên rồi mới tốt nghiệp khoa vật lý và khoa toán. Nhà vật lý học xuất sắc đương thời Pierre Curie rất yêu cô, họ “cùng nhau nhìn về một hướng” thì đúng hơn. Mãi sau này cô mới nhận lời yêu người đồng nghiệp, người thầy của mình là Pierre. CHính Pierre đã đấu tranh để Uỷ ban giải thưởng Nobel phải trao giải cho cả vợ mình (và Berkeley). Họ rất yêu thương và tôn trọng nhau, hai cô con gái chính là phần thưởng to lớn nhất…Nhưng cái giá phải trả cũng vô cùng khắc nghiệt – bằng chính sức khoẻ của mình. Cô Marie luôn bị hiện tượng sưng đầu ngón tay – đó chính là biểu hiện khi bị nhiễm phóng xạ mạnh.
 
Khi bầu vào Viện Hàn lâm khoa học Pháp Marie Curie lần đầu thua chỉ hai phiếu (thậm chí các nhà sử học còn chỉ ra – cô thua đúng một phiếu thôi!?), nguyên nhân duy nhất vì cô là đàn bà. Marie Curie không bao giờ bầu nữa!
 
Bốn năm sau khi chồng mất cô mới đoạn tang, và thế là bắt đầu mối tình với Paul Langevin. Chàng trẻ hơn 5 tuổi, có vợ con rồi. Paul không hạnh phúc lắm trong hôn nhân, và phải lòng Marie ngay lập tức., nhưng lại rất sợ vợ (cũng chả phải là chuyện hiếm đúng không nào?).
 
Có thể là hình ảnh về 3 người và xe đạp
Marie Curie và chồng
 
Có thể là hình ảnh về 2 người và mọi người đang đứng
Cùng con gái lớn.
 
Tuy chưa có mạng xã hội nhưng cộng đồng bảo thủ hồi đó kinh khủng lắm, Marie và các con phải chuyển nhà, thậm chí đã nghĩ tới việc tự sát sau những bài báo công kích gốc gác Do Thái của mình. Paul Langevin yêu cầu tay chủ báo đấu súng ( đấy là những năm đầu của thế kỷ 20 đấy nhé!), nhưng cũng may thay, hai người đứng chĩa súng vào nhau nhưng không ai chịu ấn cò. Ai là người đã để cho Marie nương tựa ư, đấy chính là Albert Einstein, người rất hiểu đời. Ông khuyên Marie: “Nếu cái giống ấy vẫn cứ theo truy sát hành hạ chị, thì đừng có đọc nữa là xong. Để chúng nó tự đọc, cái bọn rắn độc ấy…”. Nhưng người đàn bà dù có thần kinh thép hay hai lần nhận giải thưởng Nobel thì cũng vẫn mong manh, nhạy cảm như thường. Ba năm nghỉ ngơi trôi qua, và Einstein phải thú nhận rằng “madam Curie chưa bao giờ nghe thấy tiếng chim hót”.
 
Không có niềm vui sướng, nhưng nghị lực thì bà vẫn có thừa. Những năm đầu của Thế chiến lần thứ nhất bà chế tạo ra những máy chiếu tia Rơn-ghen di động, dạy cho 150 phụ nữ cách sử dụng chúng và chính bà đi ra chiến trường với cỗ máy này để giúp cho các thương binh. Bà chỉ nói: “Chúng ta không được sợ bất cứ điều gì trong cuộc đời, nhưng phải hiểu tất cả”. Bà khôgn sợ, bà hiểu hết… nhưng không bao giờ người ta thấy bà cười lần nào nữa.
 
Nụ cười đầu tiên của người phụ nữ tuyệt vời này được ghi lại năm 1921 – mười năm sau câu chuyện khủng khiếp với mối tình thứ hai – là khi bà được tổng thống Mỹ dìu xuống theo các bậc thang của Nhà Trắng. Năm 1934 bà mất, chính Albert Einstein viết lời điếu đăng ở The New York Times với sự công nhận bà là người có công nhất trong việc khám phá ra các nguyên tố phóng xạ. Đáng tiếc bà không chờ đợi được thêm một năm nữa, vì trong vật lý thì người phụ nữ thứ hai nhận giải Nobel là… con gái lớn của bà, Irene năm 1935. Cô con gái thứ hai Eva là người duy nhất trong gia đình…không được giải Nobel (con rể cũng được giải), vì đã trở thành đại sứ Unicef tại Hy Lạp và nhận giải văn học Mỹ với tác phẩm là cuốn sách về cuộc đời Marie Curie. Đó là câu trả lời muộn màng nhưng đích đáng nhất của bà và gia đình cho “bọn rắn độc” hay xúc xiểm…
 
(Sưu tầm)
 
Trích dẫn
Người bắt đầu chủ đề Đã đăng : 13/04/2022 1:19 sáng
Chia sẻ: