Thông báo
Làm sạch tất cả
Ngày xưa, có hai vợ chồng nhà kia, chồng tên là Trọng Cao, vợ tên là Thị Nhi. Hai vợ chồng ăn ở với nhau đã lâu mà không con nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi quá ức lòng, liền bỏ nhà ra đi. Sau đó, Thị nhi gặp một chàng trai tên là Phạm Lang. Do Phạm Lang khéo dùng lời dịu ngọt dỗ dành nên Thị Nhi bằng lòng về làm vợ Phạm Lang.
Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi mà vợ thì đã bỏ đi mất rồi. Thương nhớ vợ, chàng bèn khăn gói lên đường đi tìm vợ. Tìm khắp nơi mà không gặp mà tiền bạc đem theo đều tiêu xài hết sạch, Trọng cao đành phải đi ăn xin.
Ngày kia, Trọng Cao đến xin một nhà nọ, được bà chủ đem cơm ra cho ăn. Trọng Cao nhìn ra chính là Thị Nhi, vợ của chàng trước đây mà chàng đã khổ công đi tìm kiếm lâu nay nên mới ra nông nổi ăn xin như thế này. Thị Nhi cũng nhận ra Trọng Cao người chồng cũ, nay phải lam lũ ăn mày. Thị Nhi rước Trong Cao vào nhà và kể lể từ buổi giận hờn bỏ chồng ra đi cho đến lúc gặp Phạm Lang và lấy làm chồng. Trọng Cao cũng kể lại những ngày tháng ân hận rồi quyết tâm đi tìm vợ để mong rằng nàng tha lỗi và trở về chung sống như xưa. Thị Nhi cũng tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Bỗng, nghe tiếng Phạm Lang trở về nhà. Thị Nhi nghĩ đến việc Phạm Lang bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì thật là khó giải quyết nên bảo Trọng Cao tạm ẩn trong đống rơm ngoài vườn để nàng thu xếp, lo liệu sao cho được vẹn toàn.
Phạm Lang trở về nhà là vì nhớ ngày mai tới kỳ bón ruộng mà chưa có tro nên liền ra đốt đống rơm để lấy tro. Trọng Cao trốn trong đống rơm, không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra, thấy Trọng Cao đã chết thiêu bởi sự sắp đặt của mình mà chết bi thảm nên quá liền nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết thảm cũng không biết tính sao, liền nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Thế là cả ba người đều bị chết cháy nơi đống rơm.
Linh hồn của ba vị được đưa lên trên trước Thượng đế. Đấng Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa nên sắc phong làm Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:
+ Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp
+ Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa
+ Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa.
Vậy, TÁO QUÂN gồm 3 vị: THỔ CÔNG, THỔ ĐỊA, THỔ KỲ. BA THẦN TÁO này gọi chung là ĐỊNH PHÚC TÁO QUÂN (ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Chủ đề này đã được sửa đổi4 năm Trước đây 3 lần bởiTrung Chanh
Người bắt đầu chủ đề Đã đăng : 04/02/2021 9:07 chiều