Kính Chào Qúy Vị Đến Diễn Đàn Hội Thánh Phục Quyền.

Thông báo
Làm sạch tất cả

VÀI HÀNG NGƯỠNG MỘ ÔNG BÀ TỔNG THỐNG

Trung Kien
(@trung-kien)
Thành Viên

 

Thời ông Diệm, ông Thiệu, chính quyền rất quan tâm tới đời sống của chiến binh ngoài mặt trận để họ yên tâm chiến đấu, vợ con họ cũng nhận nhiều trợ cấp, chẳng hạn trợ cấp đắt đỏ ...

 Khi người chồng, cha, anh em nằm xuống, chính phủ không bỏ mặc, phủi trách nhiệm, lùa  gia đình vợ con tử sĩ ra đường; trái lại, chính phủ có những chương trình  trợ cấp cô nhi, quả phụ, tử sĩ. Con quân nhân, viên chức  thì được đi học miễn phí trong các hệ thống do nhà nước thành lập và hỗ trợ như "Quốc Gia Nghĩa Tử",  hay "Thiếu Sinh Quân", nếu muốn nối nghiệp cha trong quân đội.

Quả phụ  hưởng trợ cấp hàng tháng (quên mất là bao nhiêu lâu nhưng ít nhất cũng một năm trời). Khi  tin  xác nhận chồng chết hay mất tích (Tường Trình Uẩn Khúc ), vợ quá con côi lập tức nhận tử tuất mười hai tháng lương theo cấp bậc mới (VNCH thăng một cấp cho tử sĩ để thêm chút tiền cho vợ con)  nhằm giúp đỡ phần nào khó khăn lúc đầu của gia đình,  vốn phụ thuộc đồng lương chồng (chiến binh) khi còn sống .

Trường hợp thương binh , sau khi lành lặn, họ cũng hưởng trợ cấp tuỳ theo thương tích. Nếu đến mức độ phải phụ thuộc vào đệ tam nhân, chính quyền chịu hết mọi chi phí thuê mướn, mục đích làm giảm nhẹ nỗi khổ đau vì tàn tật. Chính quyền không coi họ là gánh nặng của xã hội mà còn trân trọng sự hy sinh cao cả của người lính ngoài mặt trận. Thương binh còn xoay trở, tự lo cho bản thân sẽ được dạy nghề sinh sống.  Tổng Thống Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu lại còn xây Làng Thương (Phế) Binh  ở Thủ Đức rất khang trang, rộng rãi cho anh em (và gia đình) có nơi nương tựa.

Tất cả những chăm sóc trên đây dành cho chiến binh  và gia đình của họ thì không thể không kể đến bóng dáng của Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Văn Thiệu. Ông Thiệu ký giấy thành lập Bộ Cựu Chiến Binh để lo cho Thương Binh Tử Sĩ; nhưng chính sự quan tâm, đốc thúc, kêu gọi mạnh thường quân của bà Thiệu đã giúp mọi sự điều hành trơn tru, trôi chảy như dân miền Nam từng chứng kiến, góp phần làm giảm ngân sách vốn phải tập trung hết sức vào cuộc chiến tranh Vệ Quốc. Hễ làm gì có lợi cho nhân dân - Đặc biệt là quân đội -  về mặt xã hội - là thấy bóng dáng vị Đệ Nhất Phu Nhân thời Cộng Hoà . (những thước phim minh chứng điều này còn đầy dẫy trên mạng youtube ...)

Nhiều người đã viết về bà. Tôi cũng góp chút phần nhỏ mọn, nhưng nhớ tới những tháng năm sống trước Bảy Mươi Lăm, lại thương xót ngậm ngùi cho những tốt đẹp mà đồng bào miền Nam từng được hưởng; lại nhớ tới THƯƠNG BINH, TỬ SĨ đã đổ máu mình ra để bảo vệ  lãnh thổ, lãnh hải, và sự chăm sóc hết lòng của chính quyền dành cho QUẢ PHỤ CÔ NHI, lại thấy bóng dáng nhân hậu của vị Đệ Nhất Phu nhân thời Đệ Nhị Cộng Hòa

Viết thêm một chút :

1) Tôi không gọi Thương Binh VNCH là PHẾ, bởi vì hầu hết (nếu không nói là một trăm phần trăm) đều rất tự trọng, không chịu ngồi không mà tìm cách tự lo cho bản thân để khỏi làm phiền người khác. Có ông vừa mù, vừa cụt, vẫn bươn chải bán từng cái bàn chà cầu.  Một người khác (TQLC/TĐ2 Trâu Điên) bị cụt hai tay (vì  không kịp ném trả lựu đạn đã rút chốt về phía VC) nhưng vẫn làm ăn thành công. Đó là trước 75 .

2) Thời ông Thiệu, Thương Binh bị  các đại ca thầy chùa theo VC xúi giục (qua  đám ký giả VC), kéo xuống đường cắm dùi giành đất. Tuy nhiên, sau khi phát hiện mình bị VC lợi dụng, anh em đã thẳng thắng từ bỏ.

3) Một tác giả thuật cuộc trò chuyện với bà Thiệu cho biết bà thích đi nhà thờ Đức Bà một mình mà không làm được (bởi vì lúc nào cận vệ cũng theo bà nườm nượp). Rồi một hôm, bà mặc áo bà ba, đội nón lá, giả dạng, thì chưa đi được bao xa, cận vệ phát giác, bao vây năn nỉ bà trở về dinh, nếu không "tụi con bị ở tù hết!".

Tổng Thống Thiệu tuyên bố: "Lính là để đi đánh giặc chứ không phải để hộ vệ bà đi nhà thờ" (Nếu muốn đi lễ nhà thờ Đức Bà thì phải tuân theo quy luật: Đi xe hơi, có cận vệ). Đây là lời của vị Tổng Tư Lệnh coi Quốc Gia trên chuyện cá nhân. Nếu không, ông ấy có thể phái hàng trăm quân nhân theo hộ tống cho bà vợ của mình cho phù hợp với cương vị.

4) Ông Thiệu đi thăm An Lộc lúc súng đạn còn vang rân và VC vẫn pháo kích. Một trái nổ không xa nơi trực thăng vừa đáp xuống. Sau đó, ông đến thăm nghĩa trang mới thành lập của Biệt Cách Nhảy Dù 81. Bản chất tướng lãnh rất đáng khâm phục còn nguyên trong ông đã an ủi, động viên tinh thần binh sĩ trên trận mạc rất nhiều.

Tôi không phải là fan của hai ông bà, thậm chí còn bị tụi Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm  "dụ dỗ, xúi giục" đi biểu tình chống chiến tranh. Nhưng, sự thực vẫn là sự thực, ông Thiệu là người duy nhất đủ bản lãnh đương đầu VC lúc bấy giờ.

Vẫn nể phục lòng can đảm của Ông và tâm tánh Kính Chúa, Yêu Người của Bà!

(Nguồn: Nguoiviettudo)

Trích dẫn
Người bắt đầu chủ đề Đã đăng : 29/10/2021 12:31 sáng
Chia sẻ: