Ngày xửa ngày xưa, ở vương quốc nọ, có một ông lão rao bán rằng “Có một bài học đáng giá nghìn vàng”, ai bỏ ra một ngàn lượng vàng thì ông ta sẽ bán cho cái đạo lý đó…
Nhiều người nghe thấy lạ thì tò mò đi theo dò hỏi, tuy nhiên gạn hỏi thế nào ông lão cũng chỉ nói “Ai trả đủ một ngàn lượng vàng thì kẻ đó mới được biết bí мậᴛ của bài học”. Bởi vậy nhiều người cho là ông lão bị đιêɴ vì họ nghĩ chẳng có bài học nào đắt đến như vậy.
Ngày ngày, ông lão cần mẫn đi như một người bán rong và rồi tiếng rao của lão cũng đến tai nhà vua. Vua ngạc nhiên vội cho cận thần theo dõi và được mậᴛ báo rằng ông lão có hành tung như một vị hiền triết: Cốt cách khoan thai, đời sống chuẩn mực, đàng hoàng, lời ăn tiếng nói không thừa một chữ, biểu hiện của người siêu phàm, thoát tục…
Nhà vua cả mừng, bèn giả dạng thường dân đến gặp và hỏi ông lão rằng bài học gì mà lão rao bán đến một nghìn lượng vàng? Ông lão nói:
- Đây là bài học mà có thể làm cho người ta thoát khỏi những đau khổ của cuộc đời, vượt qua khỏi những lầm lỗi và có thể đạt tới tột đỉnh vinh quang.
Nghe xong, nhà vua vẫn còn bán tín bán nghi nên bỏ về, nhưng lòng cứ ray rứt bởi sức hấp dẫn của ý nghĩa bí ẩn của bài học đáng giá ngàn vàng ấy. Nhà vua quyết định mở ngân khố lấy ra một nghìn lượng vàng rồi hạ chỉ mời ông lão vào hoàng cung.
Ông lão vui mừng vì nhận ra đức vua chính là người hôm trước đã gặp và hỏi lão về bí mật của bài học đáng già ngàn vàng. Nhà vua nói:
- Ta chấp nhận: Hoặc bị lừa mất một nghìn lượng vàng, hoặc thật sự sẽ được một bài học vô giá.
Nói đoạn, nhà vua truyền cho quan thu ngân chất đủ một ngàn lượng vàng trước mặt ông lão. Nhậɴ đủ số vàng, ông lão cung kính dâng lên đức vua một tấm lụa viết vỏn vẹn 10 chữ “Phàm làm việc gì, phải suy nghĩ đến hậu quả”.
Đọc xong 10 chữ ấy, nhà vua có cảm giác như mình đã bị lừa, nhưng lời vua nặng tựa Thái Sơn nên không đặng rút lại, đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Còn ông lão thì lặng lẽ chất vàng vào túi vải, cung kính vái tạ vua rồi rời khỏi kinh thành.
Từ đó, nhà vua cứ bị ám ảnh bởi 10 chữ “Phàm làm việc gì, phải suy nghĩ đến hậu quả”. Nếu nhà vua chỉ mua câu nói này với một lượng vàng thì chắc hẳn Người đã quên bài học này từ lâu; nhưng, đằng này, mỗi chữ trị giá tới 100 lượng vàng. Nghĩ vậy, nhà vua vừa tức giận, vừa tiếc công quỹ nên đã nhập vào tâm tự bao giờ để rồi mỗi khi nhà vua làm việc gì đều suy nghĩ đến hậu quả của nó.
Từ khi đức vua mua “bài học ngàn vàng” thì cả triều đình nhậɴ ra nhà vua thay đổi từng ngày. Nhà vua trầm tĩnh hơn, khôn ngoan hơn, công tư phân minh, phân định mọi việc sáng suốt, ngồi trên ngai vàng trong hoàng cung mà đoán định tình hình ở biên cương như thần…Đất nước từ đó bắt đầυ cường thịnh. Thần dân thì mừng vui vì đời sống được an lành, thịnh vượng.
Nhà vua dần nhậɴ ra ý nghĩa của bài học ngàn vàng và Người luôn tự nhủ “Phàm làm việc gì, phải suy nghĩ đến hậu quả”! Nhờ vậy mà nhân cách nhà vua được tu chỉnh, không còn là một bậc Vương tầm thường kế vị ngai vàng, thích hưởng thụ; mà giờ đây, làm việc gì Người cũng suy nghĩ cho dân, cho nước.
(Nguồn: Tâm Tĩnh Lặng)