Trong cuộc sống, mỗi khi gặp khó khăn, biến cố giống như một cánh cửa, mà cánh cửa này không phải ai cũng có thể đi qua. Có lúc nó sẽ thấp hơn một cái đầu, có lúc chật chỉ bằng nửa thân người. Và nếu muốn vượt qua nó, người thấu hiểu sẽ biết cúi đầu, khom lưng.. còn người cố chấp thì sẽ đụng tường, tự gây thương tích cho mình, mà vẫn chẳng thể đi qua nổi.
Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu– 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな. Đây là một câu thành ngữ nổi tiếng ở Nhật Bản– 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな.Nếu có dịp tìm hiểu về văn hóa xứ Phù Tang (quê của loài hoa anh đào), có thể bạn sẽ biết đến nó.
Theo văn hóa của người Nhật Bản, đây là một câu thành ngữ cổ dùng để diễn tả đức tính khiêm nhường của những người đã trưởng thành thực thụ, hay còn gọi là người có cốt cách. Và người Nhật trở nên một con người khiêm nhường như ngày hôm nay một phần nhờ vào triết lý sâu của câu thành ngữ này.
Mặc dù cây lúa không phải là một loại thực phẩm nổi tiếng của người Nhât, nhưng người dân ở đây lại có một câu thành ngữ liên quan đến cây lúa, điều này chắc có lẽ sẽ khiến nhiều bạn ngạc nhiên. Nhưng theo nhiều tài liệu lịch sử nghiên cứu cho thấy, câu thành ngữ này là kết quả của việc người Nhật đã kinh qua rất nhiều biến cố trong lịch sử phát triển.
Trên thực thế câu ‘bông lúa chín là bông lúa cúi đầu’ không phải bắt nguồn từ xứ Phù Tang, mà nó xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, vì câu thành ngữ này được người Nhật yêu chuộng và họ ứng dụng trên mọi lĩnh vực trong đời sống thực tiễn, là câu thành ngữ được người Nhật thuộc và thực hiện ngay từ tấm bé. Vì thế, lâu dần, câu thành ngữ này đã trở thành văn hoá ứng xử không thể thiếu của đất nước hoa anh đào.
Văn hóa cúi đầu của người Nhật
Câu thành ngữ được người Nhật áp dụng vào rất nhiều điều trong cuộc sống, từ công việc, học hành, ứng xử xã hội… khi chào hỏi người Nhật dùng tư thế cúi đầu đặc biệt của mình để thể hiện sự tôn trọng đối phương. Trong rất nhiều trường hợp cúi đầu còn thể hiện sự biết ơn hay xin lỗi của người Nhật, họ cúi đầu giống như bông lúa cúi đầu vậy. Lại kể đến những thời kỳ Nhật Bản khó khăn do thiên tai như trong trận động đất sóng thần hơn 10 năm về trước.
Cả thế giới đã chấn động khi thấy người Nhật xếp hàng dài để chờ phát thực phẩm cứu trợ, trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy, nhưng không hề có bất kỳ hành động chen lấn xô đẩy hay cướp bóc nào xảy ra. Mọi thứ người Nhật thể hiện lúc khó khăn đã làm cả thể giới phải khâm phục. Người Nhật trong thời điểm khó khăn nhất họ đã vươn lên như bông lúa lép và cúi đầu khi họ thành công.
Hiểu theo một nghĩa khác, hình ảnh bông lúa chín thể hiện hình ảnh cũng như văn hoá ứng xử của người Nhật: đó là sự khiêm tốn và cúi đầu chào hỏi. Người Nhật vốn nổi tiếng với sự khiêm tốn. Nó được hình thành từ ngày trong mỗi gia đình, trong môi trường giáo dục cho đến môi trường công sở.
Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ ở Nhật vẫn luôn được dạy rằng:“Đất nước mình còn nghèo lắm”. Nhưng thực tế, Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế xếp vị trí thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, dù trong lịch sử xa xưa, Nhật đúng là một quốc đảo nghèo nàn. Từ đức tính khiêm nhường ấy, có thể nói, người Nhật giàu có nhưng họ không bào giờ khoe khoang hay tỏ vẻ kiêu ngạo trước mắt người khác.
Khi người Nhật cúi đầu chào ai đó, tức là họ thể hiện sự tôn trọng của họ với người kia. Họ cúi đầu càng thấp chứng tỏ người đối diện càng được tôn trọng hơn. Hình ảnh bông lúa chính cũng tương tự, khi bông lúa chín thì nó cúi đầu thể hiện sự trưởng thành của một con người. Lúa càng trĩu xuống thì chắc chắn mùa lúa ấy người nông dân sẽ rất được mùa với những thúng thóc chắc mẩm hạt.
Câu chuyện tử tế đầy tính nhân văn
Đối với người Nhật, họ quan niệm rằng, là người trưởng thành thì phải biết cúi đầu, phải biết tôn trọng người khác trước khi muốn người khác tôn trọng mình. Chính vì lẽ ấy, hình ảnh bông lúa cúi đầu cũng thể hiện rõ ràng nhất về hình ảnh của người Nhật khiêm tốn cúi đầu thể hiện sự kính trọng với những người khác.
Có một đôi vợ chồng trẻ và đứa con nhỏ 8 tuổi xuất cảnh đi Mỹ, người vợ đang mang bầu đứa thứ 2. Vì trường hợp phụ nữ mang thai nên IOM (cơ quan di dân quốc tế) thu xếp cho riêng cho họ đường bay quá cảnh phi trường Kyoto Nhật Bản thay vì quá cảnh Hàn quốc như những gia đình khác cùng đợt hồ sơ, họ được rút ngắn nửa ngày bay.
Khi gia đình nhỏ đến phi trường Nhật, ai cũng phờ phạc vì mệt mỏi, lết tha lết thếch không giống ai giữa chuyến bay toàn hành khách sang trọng.
Khi họ vừa bước ra khỏi cửa máy bay, một tình nguyện viên của IOM, một thanh niên (sinh viên) người Nhật sáng sủa, ăn mặc gọn gàng chỉnh tề, đứng sẵn ở đó, nhìn thấy khách nào cũng gập người chào cung kính. Khi thấy đôi vợ chồng trẻ, cậu thanh niên cầm tấm giấy lớn ghi tên họ.
Đôi vợ chồng trẻ sững người, ngượng ngịu vì thấy bản thân mình vừa nghèo vừa lếch lếch, ấy thế mà lại nhận được sự đón tiếp sang trọng đến thế, đây có lẽ là lần đầu tiên họ được nhận cái cúi chào đặc biệt đến thế..
Cậu thanh niên vẫn kính cẩn, đi thật chậm để thai phụ không phải vội vàng theo sau. Anh chàng còn cố gắng nói tiếng Anh chậm rãi và cố tình chọn những từ dễ để cũng có thể hiểu cơ bản. Rồi cái cách anh chàng tế nhị đưa chúng gia đình này đến nhà vệ sinh và sẵn sàng kiên nhẫn chờ ở ngoài. Người chồng lúc ấy vô cùng cảm phục, tự hỏi nước Nhật giáo dục kiểu gì mà người trẻ của họ tuyệt vời đến thế này nhỉ?
Cung cách của anh chàng nhân viên không khác gì đang hộ tống những nhân vật quan trọng, à không, có thể là đang ấm áp đón tiếp những người rất thân thì đúng hơn. Đến nơi, anh chàng lại cung kính và áy náy xin lỗi vì bận việc phải đi gấp. Anh chàng nói sẽ gọi điện nhờ một người bạn đến ở với gia đình này trong 8 tiếng chờ đợi.
Trước sự ân cần chu đáo ấy, cô con gái 8 tuổi tỏ ra rất thích, con bé nói, sau này lớn lên, quốc gia đầu tiên con phải đi thăm nhất định phải là nước Nhật!
Hình ảnh một người giám đốc đội mua chào khách hàng vào chế xăng mới đây tại Việt Nam đã khiến chúng ta suy ngẫm và thay đổi cách phục vụ của mình.
Tuổi trẻ có thể bồng bột, nhưng khi trưởng thành, ai cũng cần phải biết ‘cúi đầu’
Người Nhật luôn căn dặn những thế hệ sau về việc cần phải thể hiện sự đúng mực và biết tôn trọng người khác. Tuổi trẻ có thể bồng bột, thiếu hiểu biết nhưng người Nhật vô cùng khắt khe khi đối xử với người đến tuổi trưởng thành, ai cũng cần phải biết “cúi đầu” như bông lúa. Đây không chỉ là lời nhắn nhủ mà còn là giá trị cốt lõi trong văn hóa của người Nhật Bản.
Người Nhật cho rằng chỉ những bông lúa lép, hư và sâu mới không biết cúi đầu, và tất nhiên, những bông lúa không có giá trị thì chắc chắn sẽ bị loại bỏ khỏi xã hội. Chính vì vậy, hình ảnh cúi đầu còn là biểu tượng cho sự trưởng thành chín chắn, những người càng tài năng thì sự cúi đầu nghiêng mình của họ càng trở nên đáng quý.
Cổ nhân ta có câu rằng: “Biết cúi đầu mới là trưởng thành, biết hạ mình mới là cao thủ.” Khiêm tốn, cúi đầu không phải là cúi xuống cam chịu mà là biết cách ứng xử, kiên.
Khi còn trẻ, ta luôn có ý thức khẳng định mình, tràn đầy ý chí và khát khao. Đó là điều rất đáng quý, song cũng dễ có những nhược điểm: tự phụ, tự mãn, hiếu thắng, thiếu nhường nhịn, không khiêm tốn… Bởi quá tự tôn nên ta không chấp nhận học tập thành công của người khác.
Học cách cúi đầu vượt qua những “cánh cửa” thấp bé trên con đường nhân sinh. Biết “cúi đầu” cũng là một loại năng lực. Đó chẳng phải là tự ti, không phải là nhu nhược, mà là khi năng lực của ta tích lũy đã đủ thâm sâu, sắc sảo.
(Nguồn: 60' NEWS)