Có bao giờ trong cuộc sống bon chen vội vã hằng ngày, ta dừng lại vài phút và tự hỏi mình sinh ra đời để làm gì?
- Phải chăng là để chạy theo sau đồng tiền, danh lợi, địa vị, tình yêu, sắc đẹp, của cải.v.v...?
- Ðể lập gia đình, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường?
- Ðể gây dựng một sự nghiệp?
- Ðể tranh đấu cho một lý tưởng chính trị, kinh tế, xã hội...?
- Hay là chỉ để đơn giản đi làm kiếm ăn sống qua ngày như bao nhiêu người khác?
- Ðể rồi một ngày kia nằm xuống và ra đi với hai bàn tay trắng?
- Có ai dừng lại vài phút để tự hỏi hay tự kiểm lại xem cuộc đời mình đang sống đây có ý nghĩa gì không?
- Mình có hài lòng với những gì mình đang có và đang sống không?
- Những cái đó có đem lại cho mình hạnh phúc hay không?
- Hay mình chỉ làm một kẻ nô lệ, một người máy rôbốt, mặc cho xã hội vật chất lôi kéo và điều khiển?
Ở đây không bàn đến những người theo chủ nghĩa vô thần (vô đạo), chủ trương duy vật, sống chỉ để hưởng thụ, chết là hết. Ngay trong Phật giáo, đa số cho rằng sinh ra ở đời là để tạo nghiệp và trả nghiệp, vay trả trả vay mãi mãi không ngừng. Trên luật nhân quả thì mỗi khi ta cử động, nói năng hay suy nghĩ một chút, dù chỉ vài giây thôi cũng là tạo ra nghiệp lực, và như vậy thì đương nhiên sẽ gặp quả báo, tránh sao cho khỏi. Nhưng quan niệm này nếu không khéo thì có thể khiến cho người ta trở nên thụ động, gặp việc gì cũng đổ thừa tại nghiệp rồi ngồi yên chịu trận.
Cuộc đời đã lắm khổ đau, sao ta không tìm những quan niệm khác giúp ta lạc quan hơn trong cuộc sống?
Ðối với tôi, con người sinh ra ở đời là để học hỏi những kinh nghiệm để tiến hóa. Mỗi kiếp sinh ra là một lớp học. Ta có thể chọn học một hoặc nhiều môn, nhưng bài học phải được hiểu và học cho xong thì mới được lên lớp (lên các cõi cao hơn như cõi trời để học tiếp). nếu học không xong thì sẽ bị ở lại (cõi người) hoặc bị giáng cấp (cõi atula, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục)
• Ta lấy vợ lấy chồng không phải để thỏa mãn tình cảm nhục dục hay lấp vá cô đơn, mà là để học sự thương yêu và sống chung hòa hợp.
• Ta sinh con đẻ cái không phải để tiếp nối giòng dõi hay để nhờ vả khi về già, mà là để chính ta tập học làm cha làm mẹ, tập thương yêu dạy dỗ giúp đỡ con cái.
• Ta làm vua hay tổng thống một nước không phải để ăn trên ngồi trốc, bóc lột của dân, mà là để học thương dân trị nước.
• Ta làm bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ không phải để có nhiều tiền hay danh vọng, mà là để học cách giúp đỡ thương yêu bệnh nhân.
• Ta làm bác học, kỹ sư không phải để chế ra những vũ khí máy móc sát nhân hay nô lệ hóa con người, mà là để đóng góp xây dựng cho cuộc đời bớt khổ về vật chất....
• Ta có thể tiếp tục nói về từng nghề, nhưng tóm lại thì tất cả nghề nghiệp trong đời, từ cùng đinh hạ tiện cho đến quý phái sang trọng, không có nghề nào thực sự hơn nghề nào, vì nghề nào cũng có giá trị và cùng đóng góp cho sự tiến hóa của nhân loại, nếu như ta đứng trên quan niệm đời là một trường học tiến hóa và để yêu thương
Về Nhân Quả Và Trường đời
Tới bây giờ, nhân quả thường được hiểu như một luật thưởng phạt công bình: "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ" hoặc "gieo gió gặt bão".v.v... Bởi thế nhiều người đâm ra sợ luật nhân quả và nhờ đó mà họ không dám làm ác, vì làm ác sẽ bị quả báo xấu mai sau. Hoặc ngược lại, có người cúng dường bố thí thật nhiều để mai sau thọ hưởng phước báo.
Luật nhân quả đúng là gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy, nhưng theo tôi nó không phải chỉ là luật thưởng phạt mà là một luật cần thiết cho sự tiến hoá của con người nữa.
Cuộc đời là một trường học lớn (Ðại học đường), gồm đủ mọi lớp từ thấp lên lao, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học lên đến đại học. Con người cũng đủ mọi tầng lớp: giàu có, nghèo khổ, hiền lành, hung ác, thông minh, đần độn.v.v... Sinh ra ở đời tức là đã ghi tên và được nhận vào Trường Ðời rồi. Bổn phận của học sinh là phải học giỏi, hiểu nhanh để lên lớp. Nếu lười học, trốn học rong chơi, tâm trí u độn thì sẽ bị ở lại lớp hoặc hạ lớp để học lại (xuống cỏi thấp hơn cõi người "địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, atula), học đi học lại bài cũ nhiều lần đến khi nào hiểu thông thì mới được lên lớp (cõi cao hơn như cõi trời.....)
Khi đã học hết tất cả lớp của Trường Ðời rồi thì không cần phải ghi tên học lại làm gì nữa. Ðó là trường hợp của bậc thánh nhân ở các cõi cao như thánh, Phật, bồ tác..... nếu họ có xuống lại cõi người cũng chỉ để độ nhân bằng pháp thiện..!
Mục đích chân chính của người đời là phải học hỏi để hiểu và tiến hoá đến mức toàn thiện. Bài học cao quý nhất cần phải hiểu là bài học "thương yêu". Thương yêu chính mình và kẻ khác hay kể cả kẻ thù. Danh từ trong Ðạo gọi là từ bi. Nhưng thương yêu cũng phải biết cách, không nên thương yêu theo kiểu ái luyến ích kỷ thường tình. Vì vậy cần phải học thêm bài học "hiểu biết" mà danh từ Ðạo Phật gọi là TRÍ HUỆ
Hiểu biết để thương yêu, thương yêu để có hạnh phúc. Hiểu biết ở đây không phải là loại trí khôn biết về chính trị, kinh tế, thương mại, kỹ thuật.v.v... Có nhiều người học giỏi, đậu bằng cấp cao về những bộ môn trên, nhưng để làm gì chứ? Ðể đi làm kiếm ăn và dùng nó vào việc ích kỷ hại nhân như vậy hết kiếp người sẽ bị gián cấp (xuống các cõi atula, súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục) để học lại từ đầu.
Ở đời, dù giàu hay nghèo, khôn hay dại, ai ai cũng muốn sung sướng hạnh phúc. Quả thì muốn mà nhân thì không biết gieo. Hoặc gieo nhân ác mà cứ muốn quả lành. Tìm hạnh phúc mãi không thấy, chỉ thấy khổ đau. Khổ quá bèn tìm đến Ðạo. Ðạo dạy gì? Dạy luật nhân quả: gieo nhân nào thì gặt quả nấy.
Ta đau khổ thất tình vì bị người yêu ruồng bỏ, ta đâu có ngờ trong quá khứ hay nhiều kiếp trước vì không biết thương yêu ta đã ruồng bỏ người. Là nạn nhân của chiến tranh, nhà tan cửa nát, vợ con thất lạc, ta hận đối phương tàn ác dã man. Ta đâu có biết trong quá khứ hay nhiều kiếp trước vì không biết thương yêu ta đã tàn sát kẻ địch không gớm tay.
Có bài kệ rằng:
“Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm làm chủ, tác tạo
Nếu với tâm ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.”
Nguyên nhân đưa đến khổ đau, không phải hoàn cảnh, không phải người khác, mà chính tự nơi mình. Vì mải chạy theo vật chất mà bỏ quên tâm linh, không biết luật nhân quả, không học sống thương yêu. Do đó phải chìm nổi lênh đênh trong biển khổ luân hồi, trở đi trở lại Trường Ðời để học đi học lại bài học nhân quả, bài học thương yêu.
Có nhiều bậc cha mẹ thương con nhưng không biết dạy con, nuông chiều thả lỏng con cái. Ðưa con đến trường phó mặc cho giáo sư dạy dỗ. Nhưng ở trường học thời nay, người ta chỉ dạy cho có bằng cấp, có nghề trong tay để ra đi làm kiếm ăn. Chỉ trong Trường Ðời với những bài học sống, bài học cay đắng, bệnh hoạn, tai nạn, khổ đau mới có thể làm con người thức tỉnh về luật nhân quả.
Có đau răng, ta mới hiểu nỗi khổ của kẻ đau răng. Có những người mạnh khỏe, chưa bao giờ bị bệnh nên thấy người khác bệnh thì làm ngơ xem thường. Những người này trong tương lai sẽ bị bệnh tật để cảm nghiệm nỗi khổ của người bệnh. Hiểu được vậy để thương mình và kẻ khác, nhờ đó nghiệp khổ được tiêu trừ. Nhưng nếu không hiểu như thế mà cứ đi chùa cầu an cho hết bệnh thì bài học về bệnh khổ vẫn chưa hiểu và đương nhiên sẽ phải học lại.
Bệnh khổ là một bài học cần phải hiểu. Không phải chỉ hiểu trên phương diện nghiệp báo thôi mà phải học nghe nữa. Con người có hai phần: thể xác và tâm hồn. Do đó phải học nghe tiếng nói của thể xác và của tâm hồn. Phật tử thường chúc quý Thầy pháp thể khinh an, hoặc tứ đại thường hòa. Thân tứ đại (đất, nước, gió, lửa) đâu phải tự nhiên mà hòa thuận, phần nào ít quá hoặc nhiều quá thì sẽ sinh bệnh. Tu là tập làm chủ thân tâm. Nếu không biết nghe tiếng nói của thân làm sao điều hòa tứ đại? Nếu không biết nghe tiếng nói của tim (tâm) thì làm sao hóa giải nội kết? Tứ đại bất hòa, nội kết không giải thì làm sao pháp thể khinh an, thân tâm an lạc được?
Ðồng ý bệnh khổ là một nghiệp báo, nhưng ai đã tạo ra nghiệp đó, nếu không phải là chính ta?
Chúng Ta Hãy Cùng Lắng Nghe Câu Chuyện Từ Thế Giới Bên Kia:
Người phụ nữ bước vào một hội trường rất rộng, có những cây cột cao, màu trắng, và khắp nơi đang tỏa ra ánh sáng. Cô có một cảm giác bình yên và hạnh phúc tràn ngập. Chưa bao giờ cô cảm thấy như vậy khi còn sống. Dường như đây là một trường học. Cô nhìn quanh và thấy một người đàn ông trung niên bước tới, ông ta khoác một chiếc áo choàng mầu trắng, vẻ mặt hiền hậu, và đang chào đón cô.
Ông mỉm cười:
- Xin chào, có vẻ như bạn vừa hoàn thành một bài học khó khăn dưới đó. Hãy nghỉ ngơi, và chúng ta sẽ tiếp tục xem bạn cần những gì để có thể tiếp tục.
- Ah… có lẽ tôi cần được giới thiệu qua một chút, đây là nơi nào vậy?
- Đây là nơi tất cả các bạn sẽ quay về, sau khi rời bỏ thể xác của các bạn ở dưới-đó. Nơi mà bạn sẽ xem xét lại toàn bộ những gì mình đã làm, và đưa ra lựa chọn cho cuộc sống tiếp theo của mình.
- Vậy là tôi phải tiếp tục quay lại dưới đó? Nhưng tôi không muốn… tôi không muốn… nó quá kinh khủng… Liệu có phải là điều bắt buộc khi tất cả mọi người đều phải sống lại mãi mãi như thế không?
- A… không có gì là bắt buộc cả, không có ai bắt các bạn phải quay lại. Nhưng thường thì, sau một thời gian nghỉ ngơi hồi phục, các bạn sẽ cảm thấy mình sẵn sàng để quay lại, để tiếp tục những thứ mà các bạn còn dang dở ở dưới đó (học chưa xong).
- Vì sao… mục đích của tất cả những chuyện này là gì?
Cô gái bắt đầu nức nở, cô vừa trải qua một cuộc sống rất khó khăn, và thực sự cô không hề muốn quay lại nơi đó thêm một lần nào nữa.
- Bạn biết đấy, đôi khi nó không hề dễ dàng, tôi biết, nếu như nó là dễ dàng thì bạn đã không thể phát triển và trở thành con người của bạn như bây giờ.
- Có phải là tôi phải luân hồi để trả nghiệp của mình không? Nghiệp là gì?
- Nghiệp, theo cách gọi của các bạn, là những bài học mà các bạn đã chọn học trong cuộc sống của các bạn. Với chúng tôi, nó có nghĩa là tình yêu thương, nó gần nhất với ý nghĩa đó. Bạn biết đấy, đôi khi chúng ta làm một việc gì đó không tốt (chuyện xấu), và chúng ta gặp một tai ương (quả báo) tương tự, tuy nhiên đó không phải là sự trừng phạt, không bao giờ có sự trừng phạt nào cả, nó xảy ra để giúp bạn tiến hóa, và khi bạn học xong, nó sẽ tự động kết thúc.
- Vì sao có những người rất ác độc mà họ vẫn sống bình thường đấy thôi…. họ có vẻ như không học điều gì cả…
- Họ đạng học những bài học về nhân quả của họ, vì lúc đó họ chưa đến lúc nhận ra bài học nhân quả mà thôi nhưng từ từ họ sẽ học xong thôi, nếu không học xong kiếp sống này thì học thêm kiếp khác hoặc ở các cõi thấp hơn để học lại, học nhân quả là có những thứ được ưu tiên hơn cần phải học trước. Nhưng rồi họ sau đó học được bài học nhân quả rồi họ sẽ phải tiếp tục học bài học: cách sống để yêu thương và cách thay đổi thái độ của họ với cuộc sống. Có rất nhiều điều cần phải học, và hiếm ai có thể học tất cả chỉ trong một kiếp sống này, họ sẽ có nhiều thời gian hơn cho những điều đó sau này để học tiếp.
- Còn những người tàn tật, vì sao họ lại sinh ra như vậy…?
- Là vì họ học chưa tốt nên nghiệp báo của họ phải chịu để học lại thêm lần nữa hoặc đôi khi Họ là những người dũng cảm, họ chọn cuộc sống đó vì nó giúp họ học rất nhanh trên con đường tiến hóa. Họ phải vượt qua những khó khăn mà ít người dám đối mặt, có đôi khi một linh hồn sẽ muốn đi con đường đó. Nó giúp họ học rất nhanh, tuy nhiên cũng rất khắc nghiệt. Họ cũng giúp những người xung quanh mình rất nhiều, họ là tấm gương về sức mạnh, và tinh thần.
- Còn những người có vẻ như lu mờ trong suốt cuộc đời của họ? Có những người khiến chúng ta cảm giác cuộc đời của họ không có một chút thử thách nào cả, cứ đều đều bình yên trôi qua…?
- Ah… họ đang có một cuộc sống nghỉ ngơi. Bạn biết đấy, chúng ta không thể nào trải qua liên tiếp những cuộc sống quá vất vả, quá khắc nghiệt, điều đó sẽ vắt kiệt sức mạnh tinh thần của bạn. Đôi khi chúng ta cần phải học cách nghỉ ngơi, sống một cuộc sống bình lặng, thư giãn và thoải mái, sau khi vừa trải qua một cuộc sống quá nhiều biến động. Bởi vậy, đừng nên phán xét họ, họ đang làm việc của mình, cũng giống như bạn thôi.
- Ừm… vậy còn cái mà người ta gọi là số phận? Nó có thật không?
- Nếu hiểu số phận theo nghĩa là Chúa áp đặt cho bạn, thì không. Nhưng nếu hiểu số phận theo nghĩa là chính bạn tự chọn cho mình, thì có. Trước khi rời khỏi nơi đây để xuống dưới đó, các bạn có duyên sẽ sớm được được những người hướng dẫn, các vị thầy, giúp các bạn chọn những bài học cần thiết nhất cho sự phát triển của bạn, và đó sẽ là những sự kiện chính trong cuộc đời của các bạn, thứ mà các bạn gọi là số phận.
- Bạn có thể nói cụ thể hơn không..?
- Ví dụ: một người cần học cách sử dụng tài sản một cách đúng đắn, họ có thể chọn sinh ra trong một gia đình giầu có, và sau đó bài học của họ là sử dụng số tiền đó một cách tốt nhất, có lợi nhất cho tất cả mọi người. Còn có người thì chọn học cách sống trong sự khó khăn và nghèo khó mà không than phiền, không ghen tị, không bủn xỉn, không buồn rầu và nhụt chí… họ sẽ chọn sinh ra trong một gia đình nghèo hơn, vất vả hơn. Họ có thể thất bại trong vài lần đầu tiên, tuy nhiên họ sẽ dần dần học được, và khi bài học kết thúc, họ sẽ chuyển qua những bài học mới. Như vậy, có một số người khi sinh ra đã được định sẵn là họ sẽ giầu hay nghèo, sướng hay khổ. Tuy nhiên nên nhớ rằng, các bạn có tự do ý chí, có nghĩa là các bạn có thể thay đổi điều đó, sau khi đã được sinh ra, hoặc khi đã học xong bài học thì cuộc đời của các bạn cũng sẽ thay đổi. Cái quan trọng không phải là hoàn cảnh, mà là cách các bạn xử lý nó, đối diện với nó.”
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một người không học được những bài học định trước đó?
- Họ sẽ phải học lại từ đầu và học đi học lại các bài học đó và đến khi nào học xong mới thôi và họ sẽ cảm thấy lạc lối, cảm thấy sâu thẳm bên trong là một sự trống rỗng, buồn bã. Nhưng rồi có duyên từ từ Họ sẽ gặp những người thầy (thiện tri thức) hay Thiện Pháp để đánh thức họ, đôi khi xảy ra những việc không hay là có thể họ sẽ không tin vào những điều đó và phản bác lại những người thầy (thiện tri thức) hay Thiện Pháp và linh hồn của họ không đang không học những điều họ lẽ ra phải học, vì họ chưa hội đủ nhân duyên để tin vào những người thầy (thiện tri thức) hay Thiện Pháp đó. Họ đang đi sai đường và lại tiếp tục học lại, nhưng rồi sẽ có một ngày nào đó khi hội đủ nhân duyên rồi thì họ sẽ tin những người thầy (thiện tri thức) hay Thiện Pháp và họ thực hành theo đó để học hỏi và tu dưỡng đến mức hoàn thiện bản thân để tốt nghiệp khóa học của trường đời (như các thánh, bồ tác, phật...), vì bạn biết đấy, khi xuống dưới đó, tất cả chúng ta đều quên đi mọi thứ, không còn chút trí nhớ nào về những điều này cả. Trái đất là một trường học khắc nghiệt, tất cả chúng ta đều biết điều đó.
- Liệu có phải là tốt hơn nếu chúng ta có thể nhớ được hết những điều này không, nhớ hết những điều họ cần học…?
- Ah.. một bài kiểm tra sẽ không phải là một bài kiểm tra nếu bạn biết trước đáp án, có đúng không nào..? Việc nhớ lại toàn bộ những điều này sẽ là một sự quá tải với ý thức của họ, ý thức của họ chưa sẵn sàng cho những việc đó, bạn hãy thử hình dung bạn sống với ký ức của hàng trăm hàng nghìn đời sống trước đây, bạn không thể quên được nó, nó sẽ là một ác mộng, và bạn sẽ không thể sống một cách bình thường được. Có đôi khi, trong những giai đoạn và hoàn cảnh đặc biệt, bạn có thể nhớ lại một vài chi tiết, tuy nhiên nó sẽ luôn được chọn lọc kỹ càng cho bạn, chỉ những gì là phù hợp nhất với bạn tại thời điểm đó, nhưng khi nào bạn học xong dưới đó rồi bạn lên được đây thì sẽ nhớ lại mọi thứ bạn học dưới đó thôi.
- Vậy, làm sao tôi biết được mình cần học điều gì…?
- Học Nhân Quả và học Yêu thương... Bạn hãy lắng nghe trái tim của bạn… mở rộng trái tim của bạn… dừng lại những suy nghĩ toan tính, và lắng nghe trái tim của bạn… và Khi nào hoàn thành hết các khóa học tốt ở dưới ấy bạn sẽ quay về đây (cõi trời) và được ở lại đây mãi mãi và hạnh phúc. nếu học không tốt bạn sẽ học lại mãi thôi..!
Người phụ nữ giật mình tỉnh giấc, tất cả những gì cô vừa trải qua vẫn còn hiện ra rõ ràng, khung cảnh đó, người đàn ông đó, cuộc nói chuyện đó. Và một giọng nói vẫn còn văng vẳng, từ một nơi xa xăm, câu nói cuối cùng của người đàn ông áo trắng trước khi cô tỉnh dậy. Cô đặt tay lên ngực, hít một hơi thật dài và hứa răng từ nay ta gắng tu thiện hoàn thành tốt các bài học Nhân Quả và bài học Yêu Thương để có ngày quay về nơi ấy (cõi trời)..!
(Nguồn: tinhtam.vn)