Thông báo
Làm sạch tất cả
1. “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”.
Câu đó của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trong bài diễn văn nhậm chức của ông vào năm 1961. Tiếng Anh nguyên văn như sau: "Ask not what your country can do for you. Ask what you can do for your country."
------------------------
2. "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được..."
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
------------------------
3. "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".
Lấy của Quản Trọng. Trích từ: Vũ Thế Phan, Ai trăm năm trồng người?, 2011.
Quản Tử là tướng quốc triều vua Tề Hoàn Công thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu, sinh trước Khổng Tử độ 200 năm.
Sách Quản Tử, chương Quyền Tu, trang 53: "Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã".
Tạm dịch:
"Kế hoạch một năm không gì hơn trồng lúa; kế koạch mười năm không gì hơn trồng cây; kế hoạch trọn đời (trăm năm) không gì bằng trồng người. Trồng một, gặt một, là lúa. Trồng một, gặt mười, là cây. Trồng một, gặt trăm, là người."
------------------------
4."Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên"
Là một câu trích trong sách giáo khoa chữ Hán xưa "Ấu học ngũ ngôn thi".
Trong đó nguyên văn chữ Hán: "Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên".
------------------------
5. "Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Bài này được nhà thơ Thanh Tịnh sáng tác năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Đó là bài Dân no thì lính cũng no.
Nguyên văn:
"Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Thóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi"
------------------------
6. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Lấy câu tục ngữ của dân gian:
"Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đáng, từ làm sao đây!
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai".
Câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đến lúc phải trả lại cho dân gian Việt Nam.
------------------------
7. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Là câu của vợ của chú ruột nhà báo Lê Phú Khải. Trích từ: Lê Phú Khải, Lời Ai Điếu, 2016
Tôi có bà thím, vợ người chú thứ ba, quê ở Chí Chủ, Phú Thọ. Hòa bình lập lại 1954, bà theo chồng về Hà Nội. Bà tự tay thuê mướn, chặt đốn và đóng cả một bè tre nứa, gỗ,... Hàng ngày bà phải đi qua cầu Long Biên gánh nước gạo về nuôi lợn. Đi về hàng chục cây số rất nặng nhọc.
Thấy vợ một ông cán bộ cao cấp mà phải lao động quá vất vả như thế (vì làm tự do, không được cấp sổ mua gạo), ai cũng ái ngại cho bà. Nhưng bà tuyên bố: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”! Đó là cụm từ lần đầu tiên tôi nghe được trên cõi đời này từ mồm bà thím đáng kính của tôi từ ngày mới giải phóng thủ đô.
Cũng có nguồn khác trích dẫn câu nói này của Tôn Trung Sơn bên TQ.
------------------------
8. Ngục Trung Nhật Ký (Nhật Ký Trong Tù)
NTNK viết bằng chữ Hán, và cuốn NTNK không đả động gì tới Việt Nam, nhưng lại yêu nước Trung Hoa.
Tập thơ hồi ký giải bày lòng yêu nước và ước mơ tươi đẹp cho tổ quốc. Vì thế tác giả Ngục Trung Nhật ký là người Trung Hoa, chứ không phải là người VN thời Pháp thuộc.
Bài 109: Ca ngợi Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh của Tưởng Giới Thạch
Bài 110: Tặng chú hầu (Hải), tác giả khuyên ghi khắc lời dạy "cần kiệm liêm chính" của Lương Khải Siêu, Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Nếu là người VN thì chẳng liên quan gì mà khen ngợi người của Tưởng Giới Thạch và Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Bìa sách ghi ngày 29/8/1932-10/9/1933, lưng sách lại ghi thêm ngày 29/8/1942-10/9/1943, trên chữ "Hoàn" (完, chấm hết).
(Sưu tầm)
Chủ đề này đã được sửa đổi3 năm Trước đây bởiVô danh
Người bắt đầu chủ đề Đã đăng : 12/11/2021 1:24 sáng