Kính Chào Qúy Vị Đến Diễn Đàn Hội Thánh Phục Quyền.

Thông báo
Làm sạch tất cả

BỆNH TRẦM CẢM LÀ GÌ?

Nam Trieu
(@nam-trieu)
Thành Viên

 

Trầm cảm là một chứng bệnh ảnh hưởng đến cơ thể, tình cảm, ý nghĩ của người bệnh. Chứng trầm cảm ảnh hưởng đến bữa ăn, giấc ngủ, cách nghĩ, cái nhìn về bản thân và sự việc chung quanh. Chứng trầm cảm không phải là một nỗi buồn thoáng qua và cũng không phải là sự "yếu đuối" của tinh thần hay do "thiếu" bản lãnh mà người bệnh có thể tự luyện cho mình sự cứng cỏi và...hết bệnh! Người bị chứng trầm cảm không thể tự "điều khiển" mình hay tự "thay đổi" để khỏi bệnh. Không được chữa trị đúng mức, triệu chứng của trầm cảm có thể kéo dài nhiều tuần lễ, nhiều tháng và cả nhiều năm.

Triệu chứng:

 Người bị chứng trầm cảm có thể có vài hoặc nhiều triệu chứng, và mức độ trầm trọng của những triệu chứng thay đổi tùy theo hoàn cảnh thời gian và không gian:

- Buồn rầu (nhiều ngày), bất an (anxious), hoặc trống vắng (empty mood)

- Luôn có ý tưởng tuyệt vọng, yếm thế (cuộc sống không có gì vui)

- Luôn có ý tưởng "tội lỗi" (guilty), "bất xứng" (worthlessness), "chẳng có thể làm được gì" (helplessness)

- Mất hết sinh thú trong đời sống kể cả tình dục

- Mất khí lực, luôn cảm thấy mệt mỏi, mất sức

- Khó tập trung tư tưởng, khó quyết định công việc, trí nhớ kém

- Mất ngủ thường xuyên, thức giấc sớm (không thể ngủ trọn giấc) hoặc ngủ li bì

- Không muốn ăn uống, mất cảm giác đói, xuống cân hoặc ăn uống quá độ và lên cân

- Có ý tưởng tuyệt vọng, muốn tự tử

- Không thể nghỉ ngơi, dễ nóng giận

 Làm thế nào để tự giúp khi ta bị trầm cảm?

Chứng trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy mất hết sức lực, "không xứng đáng" (worthlessness), "không làm được việc gì" (helplessness), và tuyệt vọng. Những ý tưởng bi quan và yếm thế (negative thoughts) này khiến tinh thần họ suy sụp. Từ việc suy sụp về tinh thần đưa đến sự chán sống và tê liệt cả thể xác. Điều quan trọng cần nhớ là những tư tưởng bi quan yếm thế này có tính cách ngắn hạn, khi cách chữa trị công hiệu, các tư tưởng yếm thế bi quan này sẽ từ từ mất dấu.

- Bước 1: Tạo cho mình những mục đích có thể thực hiện được (realistic goals) và lãnh nhận trách nhiệm của mình

- Bước 2: Tìm một người tin cẩn để giải bày tâm sự, hỏi ý kiến; không nên trốn tránh thân nhân, xoay sở một mình hoặc giữ "bí mật"

- Bước 3: Làm những việc mà ta thấy thích thú

- Bước 4: Tập những động tác thể dục mà cơ thể kham nổi để giúp lấy lại khí lực

- Bước 5: Tham dự vào đời sống bên ngoài: đi xem cine (thay vì ngồi nhà xem DVD), đi chùa, đi nhà thờ...tham dự những hoạt động chung với một nhóm người

- Bước 6: Cần thực tế và chấp nhận rằng những ý nghĩ bi quan yếm thế chỉ giảm từ từ qua nhiều ngày tháng, không biến mất trong vài tuần lễ

- Bước 7: Không nên có những quyết định quan trọng (thay đổi công việc làm, kết hôn, ly dị...) trong khi đang buồn rầu phẫn chí, hãy chờ đến khi sức khỏe khả quan hơn. Hỏi ý kiến những người biết rõ mình trước khi bị chứng trầm cảm

- Bước 8: Không mấy ai "hết bịnh" trầm cảm qua đêm, họ chỉ cảm thấy dễ chịu hơn, mỗi ngày một chút.

- Bước 9: Sự lạc quan sẽ giúp ta lìa bỏ hoặc thay thế những ý tưởng bi quan buồn rầu của chứng trầm cảm, nhất là khi bệnh được chữa trị đúng mức .

- Bước 10: Hãy để thân nhân giúp đỡ ta.

(Nguồn: Trích trong tài liệu về Bệnh Trầm Cảm của Bác sĩ Trần Lý Lê trong tvvn.org- Xin cám ơn BS Trần Lý Lê)

Qua những điều trình bày ở trên thì tâm sự với bạn bè và thân nhân, sự lạc quan yêu đời, sự tham gia vào các công tác cộng đồng, chung vui với bè bạn sẽ giúp ta thoát hay bớt “bị” trầm cảm, phải không bạn? Bạn hãy vui lên nhé!

Mới qúy bạn xem youtube vui vui dưới đây "Don't Worry, Be Happy!" đã được trên 19 triệu người xem, hy vọng Bạn sẽ hết trầm cảm ngay. Smile!

https://www.youtube.com/watch?v=uWXUWepSak4

 Don't Worry, Be Happy!

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Sương Lam 

Trích dẫn
Người bắt đầu chủ đề Đã đăng : 02/04/2022 11:28 chiều
Chia sẻ: